Chiến lược kênh phân phối Phân_phối_(tiếp_thị)

Khái niệm

  • Theo Philip Kotler: Chiến lược kênh phân phối là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó doanh nghiệp có thể thực hiện được các mục tiêu tại thị trường mục tiêu.[2]
  • Định nghĩa khác về chiến lược kênh phân phối theo quan điểm mục đích: chiến lược kênh phân phối là quá trình xem xét để lựa chọn phương án phân phối tốt nhất, giảm tối đa chi phí phân phối trong điều kiện cụ thể của chiến lược marketing hỗn hợp và trong sự tác động của môi trường vĩ mô, vi mô nhằm đảm bảo các chỉ tiêu về mức độ thỏa mãn nhu cầu trên một thị trường mục tiêu nhất định.

Chiến lược kênh phân phối trong mục tiêu của chiến lược marketing

Việc xác lập chiến lược kênh phân phối cần được đạt trong mối quan hệ với mục tiêu các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp với vị thế khác nhau trên thị trường, sẽ có những mục đích marketing khác nhau, dẫn đến thực hiện chiến lược phân phối cũng sẽ khác nhau.

  • Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường: là những doanh nghiệp chiếm vị thế hàng đầu trên thị trường, có nguồn lực mạnh mẽ về tài chính, khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ cao, thị trường rộng lớn. Thông thường, nhiệm vụ của họ là giữ vững vị trí số 1 thị trường, do đó, các chiến lược phân phối họ áp dụng được đặt trong từng mục tiêu cụ thể như.
    • Tăng tổng nhu cầu thị trường: việc tăng tổng nhu cầu sẽ tăng khả năng và sức phục vụ thị trường của các doanh nghiệp dẫn đầu. Các doanh nghiệp tăng tổng nhu cầu bằng các cách.
      • Tìm kiếm người tiêu dùng mới***: thực hiện chiến lược xúc tiến kênh và phát triển kênh phân phối trong thị trường mới.
      • Phát triển công dụng mới của sản phẩm***: thu hút khách hàng, bằng cách tung ra các sản phẩm với công dụng mới tốt hơn, dẫn đến hệ thống phân phối cần tái cấu trúc để thích hợp với những sản phẩm mới.
      • Tẳng tổng mua của khách hàng.
    • Giữ vững thị phần: đổi mới liên tục để phục vụ khách hàng tốt hơn, tránh ngủ quên trên chiến thắng.
    • Tăng thị phần.
  • Doanh nghiệp thách thức thị trường: là những doanh nghiệp đứng ở vị thế thứ 2, 3, 4 trên thị trường, có khả năng phát triển để trở thành doanh nghiệp đứng đầu. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ thứ hạng, cố gắng tăng hạng và tranh giành vị trí thứ nhất.
    • Tấn công người dẫn đầu: để tăng vị thế, cách họ lựa chọn mang tính may rủi nhất là tấn công người dẫn đầu. Tuy độ rủi ro cao, nhưng phần thưởng là vô cùng xứng đáng.
    • Tấn công các doanh nghiệp đồng hạng, đối thủ cạnh tranh.
    • Tấn công và thôn tính các doanh nghiệp nhỏ lẻ.
  • Doanh nghiệp theo sau: là những doanh nghiệp nằm hạng thấp, nhỏ lẻ trên thị trường, những chiến lược của họ thường xoay quanh việc copy sản phẩm, bắt chước hoặc nhái sản phẩm.
  • Doanh nghiệp nép góc: là những doanh nghiệp thay vì đương đầu với những doanh nghiệp, đối thủ trên thị trường, họ chọn cách tìm kiếm thị trường nhỏ lẽ ít đối thủ cạnh tranh để kinh doanh.

Các chiến lược phân phối tiêu biểu

  • Chiến lược về các loại trung gian.
    • Chiến lược sử dụng kênh phân phối trực tiếp.
    • Chiến lược sử dụng kênh phân phối gián tiếp.
    • Chiến lược phát triển kênh phân phối hiện có.
    • Chiến lược xây dựng kênh phân phối mới, cửa hàng riêng.
    • Chiến lược khác biệt hóa kênh phân phối.
  • Chiến lược về số loại trung gian ở các cấp.
  • Chiến lược phân phối độc quyền: hạn chế số lượng người mua ở trung gian, nhằm dễ dàng quản lý, bảo vệ hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, tránh sự mất mác thông tin.
  • Phân phối chọn lọc: chọn lọc rõ ràng những trung gian có khả năng phân phối tốt nhất cho doanh nghiệp.
  • Phân phối đại trà: phát triển số lượng trung gian phân phối càng nhiều càng tốt.
  • Chiến lược về điều kiện và trách nhiệm phân phối của các thành viên trong kênh.